Cúng rước ông bà: Nét đẹp trong văn hóa người Việt
0

Phong tục cúng rước ông bà ngày Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Nó mang giá trị nhân văn sâu sắc khi thể hiện tấm lòng hiếu thảo, ghi nhớ công lao của ông bà, tổ tiên dù họ đã mất. Chính vì vậy mà mỗi dịp cuối năm, người ta lại thấy các gia đình Việt bày mâm cơm truyền thống để rước ông bà về ăn Tết.

Mâm cơm cúng rước ông bà ngày Tết đã trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ trên mâm cơm này cần chuẩn bị những gì? Cách cúng rước ông bà, tổ tiên ngày Tết thế nào là đúng và chuẩn nhất? Vì sao lại có phong tục này? Gia chủ phải lưu ý những gì khi cúng rước ông bà ngày 30 Tết? Tất cả đều sẽ được Skypure giải đáp ngay sau đây.

Nguồn gốc của phong tục cúng rước ông bà

Với người Việt Nam, Hiếu luôn là đức tính quan trọng đứng đầu. Một trong những cách thể hiện đạo hiếu chính là thờ cúng tổ tiên, ông bà và cha mẹ. “Thờ” có nghĩa là tôn kính, chăm sóc ông bà và cha mẹ từ lúc sống đến khi mất cũng phải thờ cúng trang trọng.

Theo người Việt Nam quan niệm, con người có linh hồn nên dù đã mất thì linh hồn vẫn còn tồn tại. Ông bà, cha mẹ dù đã mất thì linh hồn của họ vẫn còn sống để phù hộ cho con cháu khỏe mạnh. Chính vì vậy mà người Việt vẫn tin rằng giữa con cháu với tổ tiên, ông bà vẫn luôn còn mối quan hệ như lúc họ còn sống.

Chính vì quan niệm này mà người Việt thường cúng cơm trên bàn thờ ông bà mỗi ngày trước giờ ăn hoặc cầu khấn trước khi cầm đũa. Ngoài ra còn tổ chức cúng cơm vào ngày mất hàng năm của ông bà. Hoặc vào các dịp quan trọng của gia đình như đám cưới, đám hỏi đều mời ông bà về chứng giám. Đặc biệt vào dịp gia đình sum họp như Tết thì càng không được quên mời ông bà về cùng tham dự.

Do đó mà có tục cúng rước ông bà vào ngày 30 Tết.

Ý nghĩa của việc cúng rước ông bà

Việc thờ cúng tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã trở thành phong tục thể hiện sự biết ơn của con cháu với người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ bản thân. Đồng thời đây cũng là cách thể hiện việc tưởng nhớ của con cháu với ông bà, những người đã mất trong gia đình.

Dần dần cúng rước ông bà trở thành nét đẹp truyền thống giáo dục con người, bày tỏ sự hiếu thảo và thể hiện lòng nhớ về cội nguồn. Chính vì vậy mà dù là gia đình nghèo hay giàu đều cần có bàn thờ để cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Những lễ vật cần chuẩn bị để cúng rước ông bà ngày 30 Tết

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng rước ông bà ngày 30 Tết là rất quan trọng. Nhưng không phải người nào cũng hiểu rõ việc này. Tất nhiên không hề có quy chuẩn cụ thể về việc chuẩn bị lễ vật cúng rước ông bà. Nhưng các gia đình cũng phải tìm hiểu để mâm lễ cúng được đủ đầy, tươm tất. Sau đây là một số lễ vật quen thuộc thường được chuẩn bị trên mâm lễ cúng rước ông bà ngày 30 Tết.

Các lễ vật chuẩn bị cúng thường là mâm ngũ quả, giấy tiền vàng bạc, đèn hoặc nến, rượu, trà, bánh chưng, trầu cau, hoa tươi. Mâm cơm cúng có thể chay hoặc mặn tùy vào gia đình. Lưu ý nếu cúng mâm cơm mặn thì nên có món xôi, gà trống luộc, nem rán, bát canh, một số món xào.

Vì trong 3 ngày Tết, bàn thờ luôn có sự xuất hiện của ông bà tổ tiên nên cần phải được thắp sáng liên tục, hương khói đủ đầy. Chính vì vậy mà các gia đình cần mua loại hương vòng to để thắp được cả ngày.

Hướng dẫn cách cúng rước ông bà

Cúng rước ông bà ở đâu?

Hiện nay người Việt Nam thường cúng rước ông bà vào ngày 30 Tết theo 2 cách khác nhau. Tùy vào phong tục và điều kiện mà mỗi gia đình sẽ chọn cách cúng phù hợp.

  • Cách đầu tiên chính là gia đình tự chuẩn bị một mâm cơm cúng trên bàn thờ gia tiên ngay tại nhà. Thời gian cúng rước ông bà thường là buổi trưa (11 giờ – 12 giờ) hoặc chiều ngày 30 Tết. Lúc khấn vái thì gia chủ nên nhớ mời đích danh tên tuổi của ông bà để họ có thể về hưởng hoa quả, hương hoa ngày Tết.
  • Cách thứ hai chính là gia đình sẽ trực tiếp ra mộ tổ tiên để cùng nhau sửa sang, dọn dẹp lại khu mộ. Thời gian thường là chiều (2 – 4 giờ chiều) ngày 30 Tết. Khi dọn dẹp mộ xong thì mọi người sẽ thắp hương, khấn vái mời tổ tiên về nhà cùng đón Tết với nhau. Trường hợp nhiều mộ thì mỗi mộ thắp 3 , 5 hoặc 7 nén hương. Lưu ý là không nên thắp 1 nén hương cho mộ tổ tiên vào ngày này.

Mâm cúng rước ông bà

Về mâm cúng rước ông bà, mỗi gia đình sẽ tự chuẩn bị tùy thuộc phong tục và điều kiện tài chính. Sau đây là những món cơ bản thường sẽ có trên mâm cơm cúng rước ông bà.

  • Mâm ngũ quả.
  • Hoa tươi.
  • Đèn nến.
  • Trầu cau.
  • Bánh chưng.
  • Rượu.
  • Trà.
  • Giấy tiền vàng bạc.
  • Mâm cơm chay hoặc mặn với các món ăn thuần Việt ngày Tết như thịt kho hột vịt, gà luộc, canh, một số món xào…..

Trên bàn thờ cúng rước ông bà ngày Tết sẽ không thể thiếu cặp dưa hấu to tròn và bánh tét. Mâm cơm thường là những món như thịt kho hột vịt, gà luộc, khổ qua hầm, cá hấp…. Những món ăn này có thể thay đổi tùy vào điều kiện gia đình. Tuy nhiên thịt kho hột vịt là món quen thuộc trên mâm cơm cúng rước ông bà.

Sau đây là những món ăn quen thuộc có mặt trên mâm cơm cúng rước ông bà của 3 vùng Bắc, Trung, Nam.

  • Miền Bắc: Mâm cúng rước ông bà thường có các món như giò lụa, móng giò hầm măng, bánh chưng, miến lòng gà…..
  • Miền Trung: Những món thường có trên mâm cúng rước ông bà là thịt heo luộc, giá chua, bánh tét, gà bóp rau răm, bánh chưng…
  • Miền Nam: Các món trên mâm cúng rước ông bà thường là chả giò, gỏi tôm thịt, thịt kho hột vịt, bánh tét…..

Nhìn chung không có một quy chuẩn cụ thể dành cho việc chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà ngày 30 Tết. Bản thân mỗi gia đình có thể thêm hoặc bớt các lễ vật miễn sao phù hợp phong tục riêng, vùng miền hoặc điều kiện tài chính. Điều quan trọng là mâm cơm cúng vẫn được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất thể hiện lòng thành kính của con cháu.

Khi đã hoàn thành việc cúng rước ông bà thì lúc này là thời điểm cả gia đình cùng sum họp ăn bữa cơm tất niên vui vẻ với nhau. Kể từ thời điểm này và toàn bộ 3 ngày Tết, bàn thờ gia tiên luôn phải giữ hương khói cháy hoài không tắt. Bởi vì mọi người quan niệm đây là thời điểm ông bà, tổ tiên đang hiện diện trên bàn thờ nên hương khói phải đủ đầy. Nến thì phải thắp từ chiều ngày 30 Tết.

Một số lưu ý trước khi cúng rước ông bà vào ngày 30 Tết

  • Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và bàn thờ sạch đẹp
  • Ăn mặc chỉnh chu, gọn gàng để thực hiện lễ cúng rước ông bà
  • Tuyệt đối tránh sử dụng hoa quả giả
  • Hương phải được thắp cháy liên tục

Cúng rước ông bà là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Đây cũng là nét đẹp văn hóa thể hiện tấm lòng hiếu thảo, ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên dù đã mất. Những hướng dẫn trên đây đảm bảo giúp bạn biết được cách cúng rước ông bà chu đáo, chỉnh chu và thành tâm nhất. Skypure kính chúc tất cả mọi người có mùa Tết thật vui vẻ và hạnh phúc, một năm mới An Khang Thịnh Vượng và sức khỏe.

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP