Khi đến tuổi 60 trở đi thì cơ thể bạn đã bước sang một giai đoạn rất khác của cuộc đời, do vậy càng cần có những lựa chọn ăn uống lành mạnh, tinh tế và phù hợp hơn. Ăn uống lành mạnh không phải là lập ra công thức dinh dưỡng khắt khe hay phải bỏ đi thực phẩm yêu thích mà nó tạo cho bạn cảm giác tuyệt vời về ẩm thực, có nhiều năng lượng, mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là những lời khuyên về cách ăn uống lành mạnh giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh khi có tuổi.
1.Uống nhiều nước:
Theo độ tuổi, bạn sẽ mất dần cảm giác khát. Hãy uống nước thường xuyên, sữa ít béo hoặc nước trái cây nguyên chất có thể giúp bạn bổ sung đủ nước. Cần hạn chế đồ uống chứa nhiều đường hoặc muối vì chúng không có lợi cho sức khỏe.
2.Có những bữa ăn tập thể:
Những bữa ăn sẽ ngon miệng hơn khi bạn ăn cùng người khác. Những trung tâm dành cho người lớn tuổi hoặc những nơi giúp bạn có thể tụ họp bạn bè của mình để cùng chia sẻ và giao lưu sẽ rất có ích cho bạn.
3.Lên kế hoạch cho những bữa ăn tốt cho sức khỏe:
Tìm những thông tin về dinh dưỡng đáng tin cậy, những lời khuyên về việc ăn gì, ăn bao nhiêu và chọn thực phẩm gì,… để chuẩn bị cho bữa ăn ngon và khoa học cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
4.Biết được bạn cần ăn bao nhiêu:
Học cách nhận biết bạn ăn bao nhiêu để kiểm soát được cân nặng cũng như biết cách tính hoặc tính được chỉ số BMI của mình.
5.Đa dạng hóa các loại rau củ:
Sử dụng nhiều loại rau củ có màu sắc khác nhau để trang trí cho đĩa thức ăn của bạn. Hầu hết các loại rau củ đều là những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng calo thấp và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
6.Ăn thức ăn tốt cho răng lợi:
Nhiều người nhận thấy răng và nướu của họ thay đổi theo tuổi tác. Những người gặp những vấn đề răng lợi đôi khi cảm thấy khó khăn khi nhai hoa quả, rau củ hoặc thịt. Đừng bỏ qua những chất dinh dưỡng cần thiết bằng việc ăn những thức ăn mềm. Thử dùng những đồ ăn nấu sẵn hoặc đồ đóng hộp như hoa quả không đường, súp ít muối, hoặc cá ngừ đóng hộp,..
7.Sử dụng gia vị và ớt:
Nếu mùi vị của đĩa thức ăn khác đi, có thể không phải do người nấu mà có thể vị giác, khứu giác của bạn hoặc cả hai đang dần thay đổi. Thuốc cũng có thể làm thay đổi mùi vị của thức ăn, vì vậy nên cho thêm gia vị vào bữa ăn của bạn bằng các loại rau gia vị và ớt.
8.Giữ thực phẩm an toàn:
Đừng đánh cược sức khỏe với những loại thực phẩm gây bệnh, có thể đe dọa sức khỏe của người già. Hãy bỏ những loại đồ ăn không an toàn, tránh những loại thực phẩm khi chúng chưa được nấu chín hoặc nấu tái như trứng, mầm, cá, tôm cua, thịt, gia cầm…
9.Đọc bảng thành phần dinh dưỡng:
Hãy đưa ra sự lựa chọn thông minh khi mua thực phẩm. Bằng việc xem xét kĩ những chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng calo, chất béo, natri, và bảng thành phần chất dinh dưỡng của thực phẩm. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần hạn chế hoặc bổ sung thêm một vài chất dinh dưỡng hoặc thành phần bổ sung.
10.Tham khảo ý kiến bác sĩ về chất bổ sung và vitamin:
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết tốt nhất cho cơ thể. Vậy có nên uống vitamin hoặc thực phẩm chức năng bổ sung thảo dược và chất khoáng không? Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc bổ sung thì hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Một số loại có thể tương tác với thuốc mà bạn đang dùng hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.